Bị Rò Luân Nhĩ Kiêng Ăn Gì

  -  

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để kiểm soát bệnh rò luân nhĩ thì cha mẹ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho trẻ. Nắm được vấn đề bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì sẽ là chìa khóa giúp bạn thực hiện tốt hơn vấn đề này. Sau đây là những loại thực phẩm cha mẹ cần sử dụng và kiêng khi trẻ nhỏ mắc bệnh để tránh những tổn thương cũng như bệnh phát triển thêm. 


Trẻ bị rò luân nhĩ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khá quan trọng trong giai đoạn điều trị bệnh rò luân nhĩ vì giúp nhanh lành bệnh hơn và hỗ trợ giảm viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:

Thực phẩm giàu chất béo omega – 3 
*
Bị rò luân nhĩ nên ăn gì?

Đồ ăn chứa chất béo omega – 3 giúp sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu của bệnh rò luân nhĩ. Các mẹ có thể tìm thấy chất này trong rong biển, cá biển, tảo, hàu, ghẹ, ốc,…

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin rất tốt cho cơ thể của bé, giúp bé tăng sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Vì vậy trẻ nên ăn nhiều gan bò, cà rốt, dầu hướng dương,… để bổ sung các loại vitamin A, E, D,… có lợi cho cơ thể.

Bạn đang xem: Bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì

Đồ ăn giàu chất sắt và chất xơ

Trẻ bị rò luân nhĩ cần bổ sung đủ hàm lượng chất xơ và chất sắt cho cơ thể. Các món ăn bổ sung hợp chất có lợi là rau dền, rau cải, các loại thịt,…

Khi bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì?

Mổ rò luân nhĩ kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh bởi đây là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên tránh đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày khi con bị rò luân nhĩ.

Thực phẩm gây dị ứng

Sữa, lúa mì, đậu nành, hải sản, ngô, trứng,… có thể là nguyên nhân làm bệnh rò luân nhĩ chuyển biến xấu hơn. Do vậy các mẹ nên hạn chế đưa nhóm thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của bé.

Các đồ ăn có thể gây phản ứng viêm

Đồ ăn gây viêm là nguyên nhân chính kích thích quá trình tạo mủ. Điều này khiến bệnh nhân khó hồi phục hoàn toàn. Vì vậy mẹ cần hạn chế các loại tôm cua, thịt đỏ, đồ nếp, hải sản, rau muống…

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
*
Bị rò luân nhĩ kiêng ăn đồ nhiều dầu mỡ

Vốn dĩ các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đều không tốt cho sức khỏe. Việc dùng thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ gây đau nhức cho trẻ bị rò luân nhĩ và để lại một số biến chứng nguy hiểm.

Thực phẩm cay, nóng

Trẻ bị rò luân nhĩ tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,…vì sẽ khiến vùng xung quanh tai bị đau nhức.

Xem thêm: Chỉ Số Consumer Price Index Là Gì ? Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Cpi Là Gì

Đồ ăn có nhiều đường

Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ức chế hệ thống miễn dịch, do đó giảm sức đề kháng của trẻ. Thực phẩm nhiều đường cũng khiến tai sinh ra nhiều chất nhầy hơn gây khó chịu cho tai. Chính vì thế, các mẹ nên giảm các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kem… trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sẽ cải thiện chức năng miễn dịch và giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh rò luân nhĩ.

Kiêng thịt gà

Khá nhiều cha mẹ phân vân rằng trẻ bị rò luân nhĩ có ăn được thịt gà không? Thực tế thì thịt gà là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại thường gây dị ứng hay mẩn ngứa đối với các trẻ đang có vết thương. Vì vậy cha mẹ cũng cần giảm thiểu nhóm thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ.

Hạn chế dùng đồ ăn, đồ uống lạnh

Đồ lạnh là tác nhân làm cho cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Nếu thường xuyên ăn đồ uống lạnh thì sẽ làm bệnh tình viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. 

Kiêng món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp

Các món ăn được chế biến bằng cách chiên, rán nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Đối với trẻ bị rò luân nhĩ thì ăn nhiều loại đồ ăn này sẽ khiến tai bị đau nhức nhiều hơn, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý và cách chăm sóc khi bị rò luân nhĩ

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì, cha mẹ cũng cần phải chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để bệnh nhanh khỏi hơn như:

Giữ gìn vệ sinh tai và lỗ rò luân nhĩ sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch.Nếu lỗ rò có hiện tượng bị viêm thì không nên tự ý chữa trị bởi có thể gây viêm và nhiễm nặng hơn và khó kiểm soát.Nếu vết rò luân nhĩ có triệu chứng bị viêm sưng, đau thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau phù hợp.Trường hợp xuất hiện dịch mủ, chảy dịch từ lỗ rò, có dấu hiệu nhiễm trùng, áp xe bên trong nốt rò, nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Tại đây, căn cứ vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp xử lý, điều trị nhiễm trùng hoặc chỉ định phẫu thuật loại bỏ dị tật.

Xem thêm: T-Series Là Gì - Cuộc Chiến Subscriber Youtube Giữa Pewdiepie Và T

Những chia sẻ trên về vấn đề “bị rò luân nhĩ kiêng ăn gì?” sẽ là thông tin bổ ích để các bậc cha mẹ phòng tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra cho bé. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin khác tại website http://thanglon77.com/ hoặc liên hệ đến hotline 1900 2838 để được hỗ trợ trực tiếp.