Cây Bình Bát Trị Bệnh Gì

  -  

Cây bình bát là loại cây quen thuộc, thường mọc hoang ở bờ giậu, khu vực bờ ao, rìa đường kênh rạch, tập trung nhiều ở vùng sông nước, ven biển ở phía Nam và cả phía Bắc nước ta. Quả cây bình bát thường người dân làm món dầm đá với đường ăn chua chua ngọt ngọt, lá dây bình bát để nấu canh giải nhiệt khi cơ thể nhiệt.

Bạn đang xem: Cây bình bát trị bệnh gì

Còn về tác dụng chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài bài thuốc điều trị tiểu đường dân gian này nhé!


*

(Dây bình bát thuộc họ bầu bí)

Tìm hiểu về thành phần dược tính có trong cây bình bát được ghi nhận trong Đông y như thế nào?

Bình bát có hai loại, một loại cây bình bát cao khoảng 5 - 7m hay còn gọi là bình bát nước; và dây bình bát. Hai loại bình bát đều có thể dùng làm thuốc điều trị tiểu đường (chứng tiêu khát) thông qua món ăn và thức uống.

Dây bát hay còn gọi là mãng bát, bình bát, dưa dại, dây miểng bát,… Tên Đông y là hồng qua, thuộc họ bầu bí, là loại mọc thành lùm, mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta và các nước châu Á.

Dây bình bát thuộc loài cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi dài tới 5m hoặc hơn. Lá mọc so le hình tim, có cuống dài. Quả khi chín có màu đỏ, quả chứa nhiều hạt. Dây bình bát ra hoa, đậu quả quanh năm. Người dân có thể trồng dây bình bát bằng hạt tại nhà dùng để làm thuốc và rau ăn đều rất tốt.

Theo Đông y, dây bình bát có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc. Thường dùng chữa miệng khô khát nước nhiều, cầu táo khó, tiểu gắt, bí tiểu, người nóng nổi mụn nhọt…

Dân gian thường dùng lá và đọt bát để nấu canh tôm, cua, hến,… giải nhiệt ngày nóng, có lợi cho sức khỏe. 

Vậy để chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát có thể áp dụng theo cách nào đem lại hiệu quả cao?

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát dây được áp dụng như thế nào?

Sau đây là một vài bài thuốc từ dây bình bát để bạn tham khảo:

Bài 1: Theo dân gian, dùng khoảng 100g đọt non và lá dây bình bát để nấu canh ăn thường xuyên hoặc để xay nước uống đều có tác dụng ổn định đường trong máu hiệu quả.

Bài 2: Chữa đái tháo đường kèm táo bón: Bạn dùng các loại rau như sam, rau bát, rau dền mỗi vị 50g, nấu canh cua, ăn tuần vài lần.

Bài 3: Chữa đái tháo đường kèm theo tăng huyết áp: dây bát, cỏ mần trầu, dền gai mỗi vị 50g tươi hoặc khô sắc uống thường xuyên thay nước mỗi ngày.

Bài 4: Dây bát chữa miệng khô khát dù đã uống nhiều nước: lấy rau bát, rau ngót, rau đay nấu canh trai đồng hoặc canh hến vài lần là khỏi.

Bài 5: Chữa da khô nổi mụn nhọt bằng dây bát: lấy rau bát, mồng tơi, rau dấp cá mỗi loại 100g, nấu canh cá rô ăn tuần vài lần là hết.

Xem thêm: Từ Điển Anh Việt " Wear Off Nghĩa Là Gì, Wear Off Nghĩa Là Gì

Bài 6: Chữa trĩ đi ra ngoài ra máu: rau dấp cá 30g, hoa mào gà 50g, rau bát 50g, xơ mướp 5g, nấu nước uống ngày 3 lần.

Lưu ý: Dây bát là loại thảo dược có thể dùng chữa bệnh và làm rau ăn rất tốt và ngon miệng, phù hợp cho mọi lứa tuổi và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, do tính mát nên những người có tỳ vị hư hàn, bị tiêu chảy, ngoại cảm phong hàn thì không nên ăn.

Có hai loại cây bình bát cùng tên nhưng khác họ đều có tác dụng chữa bệnh tiểu đường

*

(Quả cây bình bát thuộc họ na, thân gỗ)

Khi bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy có một loại cây bình bát thuộc họ na, thân gỗ, cao khoảng 5-7m, mọc chủ yếu ở những vùng ngập mặn ở các tỉnh ven biển phía Nam và Bắc nước ta. Cây ưa mọc ở rìa kênh, rạch, ao hồ,…và có quả to bằng trái mãng cầu, quả có nhiều hạt.

Theo tờ Diet Health Club, trái bình bát ngoài vị ngọt thanh còn chứa vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm axit tại các khớp xương.

Để chữa bệnh tiểu đường, bạn dùng quả non của cây bình bát, thu hái về, thái mỏng, phơi khô và mỗi ngày lấy 1 nhúm nhỏ (khoảng 1g) hãm như trà, uống trong ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng quả để làm các món ăn chơi như dằm đá đường, làm kem từ nạc quả bình bát. Cũng có thể làm nước sốt từ quả bình bát cho món cari hay cá.

Lưu ý: Theo một số nhận định đáng tin cậy, chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát (thân gỗ) bạn cần chú ý đến độc tố bên trong, và cần có sự hướng dẫn từ thầy thuốc Đông y để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhé!

Bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường bằng cây bình bát được nhiều bệnh nhân áp dụng nhưng mỗi bệnh nhân sẽ có công dụng và thời gian đạt hiệu quả khác nhau, nên phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy được kết quả.

Xem thêm: "What'S Under The Hood Là Gì ? Tiếng Anh Thời Sự Under The Hood Là Gì

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi, sẽ giúp bạn có thêm một bài thuốc dân gian hỗ tợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà.