TRÁI CÓC CÓ TÁC DỤNG GÌ

  -  

Cóc dầm muối ớt, gỏi cóc bò khô… là những món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Không chỉ là loại quả thơm ngon, cóc còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe: hỗ trợ giảm cân, cải thiện thị lực, tốt cho tim mạch…


Quả cóc là quả gì? Quả cóc tên tiếng anh là gì?

Quả cóc trong tiếng anh là ambarella, tên khoa học là Spondias dulcis.Quả có hình trứng hay hình bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm. Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả. Khi quả còn non, ăn rất giòn, chua chua, có thể ăn cả hạt nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt, hạt cóc già có nhiều xơ cứng tua tủa lạ mắt. Nếu không lấy dao bổ miếng thưởng thức mà ăn trực tiếp cả quả thì cần cẩn thận để tránh xơ cứng đâm vào miệng rất đau.

Bạn đang xem: Trái cóc có tác dụng gì

*

Nguồn gốc của quả cóc

Cây cóc được xem là có nguồn gốc tại vùng Melanesia- Polynesia và sau đó được đến trồng tại các vùng nhiệt đới .Cây khá phổ biến tại Mã Lai (cây trồng trong vườn), Ấn Độ, Tích Lan. Tại Việt Nam, cây cóc được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây, Nam Bộ do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

*

Quả cóc bao nhiêu tiền 1kg?

Tùy từng vụ mùa, thời gian, địa điểm bán mà giá 1kg cóc có sự khác nhau. Đối với trái cóc non (cóc bao tử) giá thường dao động từ 15 – 30 nghìn đồng/kg. Quả cóc chín, già thường dao động từ 20 – 50 nghìn đồng/kg. Ở những vùng trồng nhiều, giá thường rẻ hơn, chỉ bằng 1/3, ½ giá thị trường.

*

Thành phần dinh dưỡng có trong quả cóc

100g quả cóc tươi có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

48 Kcal0,27g chất béo0,88g protein0,3mg sắt10g carbohydrate2,2g chất xơ5,95g đường80g nước3mg natri250mg kali67mg phốt pho36mg vitamin C5.2% RDI Canxi1.6% RDI Sắt4% RDI vitamin A

*

Tác dụng của quả cóc đối với sức khỏe

Tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa lão hóa

Lượng vitamin C cao còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Vitamin C thúc đẩy sự hình thành collagen, tăng tốc độ chữa lành vết thương và bảo vệ làn da.

Tốt cho mắt

Cải thiện hệ tiêu hóa

Trái cóc có chứa một lượng nhỏ chất xơ hòa tan, giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch ruột hiệu quả. Những người bị táo bón và khó tiêu thường được khuyên dùng bột quả cóc để điều trị.

Cóc cũng chứa nhiều nước, ngăn ngừa tình trạng mất nước trong cơ thể. Ngoài ra, vỏ cây cóc còn được dùng để cải thiện tình trạng kiết lỵ.

Phòng tránh thiếu máu

Nhờ có chứa hàm lượng sắt cao mà loại quả này có công dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Vitamin B1 trong trái cóc giúp tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể, sản xuất tế bào hồng cầu để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Điều hòa cholesterol trong máu

Quả cóc chứa nhiều vitamin C, giúp chuyển hóa cholesterol có trong cơ thể thành axit mật. Bằng cách chuyển hóa cholesterol, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được cân bằng, nhờ đó giữ cho mức cholesterol được kiểm soát trong một sự cân bằng lành mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh tim mạch, đột quỵ nguy hiểm.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Ăn quả cóc có giảm cân không?

Trái cóc chứa rất ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Do đó, nó rất có lợi cho những người béo phì, thừa cân, đang có nhu cầu giảm cân. Hàm lượng nước và chất xơ trong loại trái cây này làm tăng cảm giác no, giúp bạn hạn chế cơn thèm ăn tốt hơn. Bạn có thể ăn cóc tươi hoặc chế biến thành những món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho nhiều món ăn thơm ngon khác.

Bà bầu ăn quả cóc có tốt không?

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường rất hay thèm đồ chua, cóc là loại trái cây nhiều chị em yêu thích. Về cơ bản chị em hoàn toàn có thể ăn 1 – 2 quả cóc mỗi ngày mà không có vấn đề gì, ngược lại mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm: Năm 2031 Là Năm Con Gì Và Mệnh Gì, Năm 2031 Là Năm Con Gì Mệnh Gì

Trong 100g quả cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho bà bầu, hạn chế mắc các bệnh cảm cúm khi mang thai. Cóc có chứa nhiều chất xơ – đây là chất cần thiết và rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp các bà bầu phòng ngừa được tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra hàm lượng sắt và canxi trong trái cóc tương đối cao, do vậy giúp phòng ngừa thiếu máu và tăng cường chắc khỏe xương khớp, hạn chế đau nhức mỏi cho bà bầu.

Phụ nữ mang thai nên ăn cóc sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng, không nên ăn cóc lúc đói vì vị chua của trái cóc sẽ khiến bạn dễ đau dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Quả cóc làm món gì ngon?

Nước ép cóc ổi

Chuẩn bị:

2 – 3 quả cóc xanh, gọt vỏ, bổ múi cau1 quả ổi, gọt vỏ, bổ miếng2 – 3 thìa đường1/3 thìa muối tinh2 – 3 lát chanhĐá viênDụng cụ: Máy ép, cốc…

Cách làm:

Cho cóc và ổi vào máy ép nước trái cây, sau đó cho nước ép ra cốc, cho đường, muối vào khuấy đều, cho đá lạnh vào uống sẽ ngon hơn. Trang trí 2 – 3 lát chanh lên miệng cốc rồi sẵn sàng thưởng thức.

*

Quả cóc dầm muối ớt

Chuẩn bị:

1kg quả cóc tươi10 thìa đường5 thìa muối: muối ô mai hoặc muối tôm4 – 5 thìa ớt bột, hoặc nếu không có thì 2 – 4 quả ớt tươi.

Cách làm:

Rửa sạch quả cóc, gọt vỏ và bổ thành các miếng nhỏ, cho cóc vào bát lớn.Cho 10 thìa đường vào cóc, xóc thật đều và ướp trong khoảng 20 phút. Đây là bí quyết giúp cóc được giòn, vì nếu xóc với muối trước thì miếng cóc sẽ bị nhũn, mềm, chảy nước và kém giòn.Khi đường đã tan hết và ngấm vào cóc thì cho thêm muối và ớt bột. Trộn đều tất các thành phần lại với nhau. Để khoảng 30 phút cho các nguyên liệu thấm gia vị là bạn có thể sẵn sàng thưởng thức.

*

Quả cóc ngâm đường chua ngọt

Chuẩn bị:

1kg quả cóc tươi, nên chọn cóc bao tử, còn non ngâm ăn sẽ ngon hơn.200g đường cát trắng4 – 5 quả ớt, bỏ hạt, thái lát3 – 4 thìa mắm3 thìa muối2 thìa bột ớtHũ đựng

*

Cách làm:

Cóc gọt sạch vỏ sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong thời gian 20-30 phút thì vớt ra, nước muối sẽ làm cóc sẽ đậm hơn và sạch nhớt. Bổ đôi trái cóc ra.

Cho 300ml nước lọc hòa tan trong 200g đường, sau đó đun sôi trên bếp lửa nhỏ. Vừa đun vừa quấy cho đều tay, sau khi nước sôi có thể tắt bếp. Chờ hỗn hợp nước đường nguội, pha thêm 4 thìa nước mắm và 2 thìa bột ớt và ớt cay được thái lát mỏng.

Xếp cóc vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước ngâm cóc vừa được pha chế vào hũ thủy tinh. Chú ý nước ngâm cóc phải ngập đầy cóc. Hãy nhớ nắp hũ thủy tinh kín và đặt nơi thoáng mát, không ánh nắng trực tiếp.

Cóc ngâm đường chua ngọt này chỉ sau 1 ngày bạn có thể thưởng thức, tuy nhiên nếu bạn muốn có được hương vị miếng cóc thơm ngon hơn và bảo quản được lâu thì nên đặt hũ thủy tinh trong ngăn mát của tủ lạnh, có thể dùng dần trong 7-10 ngày.

Xem thêm: Công Cụ Dụng Cụ Gồm Những Gì, Các Cách Phân Bổ Ccdc Đúng Quy Trình

Ô mai cóc

Chuẩn bị:

1kg quả cóc tươi. Nên chọn những quả đã già, xanh cứng, không chọn cóc bao tử hoặc cóc đã chín quá.Gọt sạch vỏ và tách thành các múi. Ngâm cóc trong nước muối loãng 2 tiếng để cóc bớt chua và giòn hơn.Rửa sạch cóc lại với nước, đem phơi 1 nắng, rồi rửa lại, để ráo.500g đường trắng200g gừng tươi, bóc vỏ, giã nát4 thìa muối

*

Cách làm:

Ướp cóc với đường,muối đã chuẩn bị, đợi 3 – 4 tiếng để đường chảy ra hết. Lấy chảo lớn để xào cóc với đường thêm một chút nước lạnh và đun sôi. Vặn lửa nhỏ và đảo đều tay tới khi cóc quánh lại thì cho gừng vào, nhanh tay đảo thật đều cho gừng bám đều vào cóc nhé. Sau đó ta tiếp tục đun tới khi nào cạn hết nước thì tắt bếp. Trút ra đĩa cho nguội và bảo quản trong lọ thủy tinh.

Bảo quản quả cóc như thế nào?

Quả cóc tươi mua về bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để có thể sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày, không nên bảo quản quá lâu khiến hàm lượng dinh dưỡng trong quả bị giảm cũng như quả sẽ bị héo, hư hỏng, ăn sẽ không còn ngon nữa. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì bạn có thể ngâm đường quả cóc…

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu thêm về tác dụng của trái cóc đối với sức khỏe. Lưu ý những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần lưu tâm khi ăn cóc để bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất nhé!