Lòng bò gồm những gì

  -  

Khi tiết trời đang lạnh dần, trong 1 cuộc gặp gỡ bạn bè, người thân thì một nồi lẩu nghi ngút khói là thứ không thể thiếu. Thay vì các món lẩu gà, lẩu bò, lẩu hải sản quen thuộc, chúng ta sẽ cùng thử món lẩu lòng bò nhật bản.

Bạn đang xem: Lòng bò gồm những gì

Khác với các loại lẩu thông thường khác, nồi lẩu lòng bò giòn ngon, thơm phức rất thích hợp để lai rai vào những ngày se lạnh. Hôm nay nấu ngon mỗi ngày sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu lẩu lòng bò. Hãy cùng thanglon77.com vào bếp ngay thôi nào!

*

Cách làm lòng bò sạch

Công việc đầu tiên chúng ta cần làm là chuẩn bị lòng bò. Chọn mua và sơ chế lòng bò sao cho sạch.Khi mua lòng bò ta cần ưu tiên mua ngay tại lò mổ là tốt nhất. Bởi vì đó là lòng tươi ngon hoặc ta có thể mua tại chợ vào sáng sớm. Tránh mua phải lòng bò đã để lâu ngày.Sau khi mua về, việc rửa sạch lòng bò thôi chưa đủ. Vì đó là nội tạng ở bên trong của bò chứa thức ăn nên mùi hôi rất khó biến mất. Nấu ngon có một vài bí kíp giúp bạn có thể xử lý mùi hôi của lòng bò triệt để.

Làm sạch lòng bò với nước mắm


*

Pha một muỗng nước mắm ngon (loại đậm đặc có độ đạm cao), cho thêm muỗng giấm ăn (không có cũng được). Sau đó đem ngâm với lòng. Dùng nước nóng làm sạch chất nhờn và nước mắm có công dụng khử mùi thần kỳ. Nhất là cái bao tử, ăn thì ngon nhưng làm sạch chất nhớt rất khó, lại có mùi khó trị. Dùng hỗn hợp nước mắm và giấm khử mùi mà còn giữ được cái vị ngon tự nhiên của lòng. Bạn có thể thay thế dấm bằng chanh cũng được nhé.

Cách làm sạch lòng bò bằng sả 

Lòng bò đem về chỉ cần bóp rửa sạch với muối. Lấy mấy cây sả đập dập bỏ vào nước nấu cho sôi. Đem ngâm với lòng bò, rồi xả sạch với nước lạnh. Những loại lòng bò (như lá sách, tổ ong, khăn lông), sau khi ngâm với nước sả để làm sạch mùi, ta có thể đem bảo quản đông. Rồi lấy ra chế biến dần mà vẫn đảm bảo rất ngon ngọt.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu lòng bò

*

Sau khi sơ chế, làm sạch lòng bò, ta cần chuẩn bị những nguyên liệu chính sau đây để tiến hành làm lẩu.

Xem thêm: Môn Thể Thao Nào Càng Thắng Thì Càng Thua? ? (2021) ▶️ Bbbz ◀️

Thịt bòNước dừa tươiXương bò, cà rốt, hành tây, cỏ xạ hươngGừng 1 nhánh, hành tây 1 củ, sả vài tép, 2 thanh quế, 2 miếng hoa hồiGia vị: Ngũ vị hương, bột cà ri, muối, đường, mì chính, hạt nêm, nước mắm, hành tím băm, riềng xay, chút sa tế.Rau củ ăn kèm: Bắp cải, rau muống, rau cần, nấm các loại, đậu phụ…

Cách làm lẩu lòng bò

Khi đã trở về căn bếp thân yêu cùng với các nguyên liệu đã sẵn sàng. Sau đây sẽ là cách làm lẩu lòng bò lạ miệng, ngon mắt dành tặng ngày mưa lạnh bên gia đình.

Cách làm nước lẩu xương bò


*

Xương bò sau khi mua về, ta chặt khúc sau đó rửa sạch với nước.Ta có thể nướng xương bò trực tiếp với lửa hoặc cho vào lò nướng nếu có điều kiện. Đến khi xương hơi cháy thì dừng lại.Cho xương bò đã nướng vào nồi áp suất cùng cà rốt, hành tây, cỏ xạ hương hầm trong khoảng 1 giờ. Sau khi hầm xong ta mở nồi ra vớt váng và xương bò để riêng, nước chuẩn bị cho nồi lẩu.Việc nướng xương sẽ giúp cho nước hầm xương bò có màu đậm hơn với xương không nướng. Ngoài ra, nước hầm xương bò nướng sẽ thơm và nồng nàn hơn.

*

Bắp cải, rau muống rửa sạch riêng, rau cần bỏ lá, thái khúc vừa ăn.Nấm thái nhỏ nếu như là cây to, rửa sạch rồi để riêng.Đậu phụ chúng ta có thể chiên vàng hoặc để nguyên. Khuyến khích các bạn nên chiên đậu vàng lên, như thế khi ăn kèm sẽ không bị nátChuẩn bị một âu lớn, cắt lòng bò thành những khúc vừa ăn. Sau đó ướp với các gia vị đã chuẩn bị sẵn trong khoảng 30 phút.Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tím cùng chút ớt rồi cho lòng bò đã ướp vào xào hơi săn lại để lòng bò có thể dậy mùi.Sử dụng một nồi lớn, cho nước dùng đã chuẩn bị ở trên, nước dừa tươi vào đun sôi. Cho sả, quế, hoa hồi, các loại rau thơm và nấm vào cùngNêm lại gia vị cho vừa miệng rồi cho lòng bò vào đun tiếp một lúc rồi tắt. Vậy là nồi lẩu lòng bò của chúng ra đã hoàn thành rồi, ta cùng thưởng thức thành quả nhé!

Khi ăn ta nhúng thịt bò, lòng bò và các loại rau khác cho vừa chín tới rồi thưởng thức. Ăn kèm bún hoặc ai thích ăn cay thì thêm sa tế để có vị cay nồng.

Yêu cầu thành phẩm món lẩu lòng bò

*

Nước dùng được xem là linh hồn của nồi lẩu, là đặc trưng quan trọng để phân biệt lẩu lòng bò với các loại khác.Để có nước dùng chuẩn, người ta thường chọn xương ống bò, ninh trong khoảng 8 tiếng đồng hồ để mềm nhừ và chiết ra nước cốt từ tận trong tủy mới đảm bảo độ ngậy, thơm và ngọt của nước. Tuy nhiên ở trên, khi ta không thể mua nước dùng thì ta có thể tự ninh trong 1 thời gian ngắn, tuy không thể bằng nhưng vẫn có vị ngọt của xương bò.Lòng bò phải đủ độ dai giòn, béo ngậy, nóng hổi chấm muối vắt chanh hay mắm ớt ăn mới đã miệng.

Món lẩu lòng bò với vị chua của cà chua, cốt me quyện hòa cùng vị ngọt của xương, cay thơm của gừng, vị nồng của nấm… Nhúng cùng với rau cải, cần, muống, bắp cải, mồng tơi… đã tạo thành món ăn lạ miệng, thơm ngon, đậm đà và giàu dinh dưỡng.

Xem thêm: Bằng B Lái Xe Gì - Bằng B2 Lái Xe Gì

Trên đây chuyên mục món ngon miền Bắc đã chia sẻ các bạn cách làm nồi lẩu lòng bò. Hy vọng với những kinh nghiệm này thì các bạn có thể tự tay làm cho gia đình mình có một mùa đông hết lanh giá.